Trang chủ

Thể dục thẩm mỹ

Du lịch

Doanh nghiệp

Tôn lợp mái

Xi măng

Máy phát điện

Tin tổng hợp

Liên hệ

Hộ kinh doanh cá thể là gì? Quy định về thuế với hộ kinh doanh

5.0/5 (2 votes)
- 15

Hộ kinh doanh cá thể phải nộp những loại thuế nào? Các quy định về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể như thế nào? Hộ kinh doanh cá thể xuất hóa đơn như thế nào? Nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay công ty? Trên đây là những câu hỏi, những vấn đề thắc mắc về việc đăng ký kinh doanh hộ cá thể của rất nhiều người hiện nay.

Các quy định về thuế đối với hộ kinh doanh

Tại bài viết này, Tân Thành Thịnh sẽ giúp bạn giải viết những vấn về chính sách thuế của hộ kinh doanh cá thể và những ưu – nhược điểm của mô hình hộ kinh doanh cá thể và công ty để từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp khi có nhu cầu đăng ký kinh doanh bạn nhé.

1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là một mô hình kinh doanh hoạt động với quy mô nhỏ lẻ của một cá nhân hoặc một tổ chức gia đình, bạn bè (thường là từ 10 người lao động trở xuống).


Ngày nay mộ hình hộ kinh doanh cá thể rất phổ biến tại nước ta, đặc biệt là các cửa hàng, các start-up có quy mô nhỏ, ít vốn, mới bắt đầu dấn thân vào các hoạt động kinh doanh.

1.1 Hộ kinh doanh có mã số thuế không?

Mã số thuế  là một dãy số được các cơ quan chức năng cấp cho tất cả những cá nhân, tổ chức doanh nghiệp thuộc những nhóm đối tượng nộp thuế để nhận biết, xác định và quản lý được việc nộp thuế theo quy định của pháp luật trên phạm vi toàn quốc.

Hộ kinh doanh là đối tượng “bắt buộc” phải nộp thuế do đó được cấp mã số thuế theo quy định của pháp luật. Mã số thuế cấp cho hộ kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân là đại diện chủ hộ hộ kinh doanh.

Khi phát sinh các hoạt động kinh doanh, cá nhân chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh sử dụng mã số thuế để kê khai, nộp theo quy định của pháp luật.

1.2 Hộ kinh doanh cá thể xuất hóa đơn như thế nào?

Theo quy định pháp luật liên quan tới hóa đơn đỏ và thuế giá trị gia tăng thì hộ kinh doanh cá thể không phải là đối tượng được khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đồng nghĩa với việc hộ kinh doanh cá thể sẽ không được xuất hóa đơn đỏ.

Trường hợp các hộ kinh doanh muốn được xuất hóa đơn đỏ thì bắt buộc phải tiến hành chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về hóa đơn đỏ hiện hành.

Lưu ý: Dù không thể xuất hóa đơn đỏ như các doanh nghiệp nhưng hộ kinh doanh cá thể được phép xuất hóa đơn GTGT do cơ quan thuế phát hành và bán theo tháng. Hộ kinh doanh nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được tính căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

2. Các chính sách thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến bạn các quy định về thuế hộ kinh doanh cá thể cũng như những loại thuế phải nộp như sau:


2.1 Quy định về thuế đối với hộ kinh doanh

Các quy định về thuế của hộ kinh doanh cá thể như sau:

a) Quy định về thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể

  • Hộ kinh doanh mới thành lập được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời hạn 06 tháng đầu năm thì nộp mức thuế môn bài cả năm. 
  • Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm. 
  • Cơ sở mới ra kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và mã số thuế. 
  • Hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi mô hình lên thành doanh nghiệp sẽ được miễn đóng thuế môn bài trong 3 năm đầu tiên.

b) Quy định về thuế giá trị gia tăng

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu của hàng hóa, dịch vụ hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Thuế thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu. Tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu và mức thuế gtgt cho hộ kinh doanh cá thể được quy định theo từng hoạt động ngành nghề khác nhau.

2.2 Hộ kinh doanh phải nộp những loại thuế nào?

Theo những quy định về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể thì hộ kinh doanh cá thể phải nộp 3 loại thuế sau: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Các loại thuế phí này nộp căn cứ vào doanh thu hàng năm.

Ngoài các loại thuế nêu trên, đối với những ngành nghề kinh doanh thuộc nhóm ngành chịu thuế thì hộ kinh doanh phải nộp thêm khoản thuế này, ví dụ như: thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… 

Vì thế tùy vào từng ngành nghề khác nhau khi hộ kinh doanh đăng ký hoạt động kinh doanh sẽ có những loại thuế phải nộp khác nhau. Sau đây là các mức thuế phải đóng của hộ kinh doanh cá thể:

a) Cách tính thuế môn bài cho hộ kinh doanh cá thể

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài.

Đồng thời các hộ kinh doanh sản xuất muối, các cá nhân/ hộ kinh doanh gia đình, nhóm sản xuất, kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định hoặc hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá cũng được miễn phí thuế môn bài.

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

b) Cách tính thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh cá thể

Có 3 cách tính thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh cá thể như sau:

  • Tính thuế dựa vào doanh thu kinh doanh: Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Tính thuế dựa vào thuế khoán: Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
  • Trường hợp không xác định được doanh thu: Nếu cá nhân không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

>> Công thức tính thuế gtgt và thuế tncn cho hộ kinh doanh

  • Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

>> Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu trên từng ngành nghề là khác nhau, cụ thể là:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
  • Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

2.3 Cách nộp thuế hộ kinh doanh cá thể

Có 2 cách nộp thuế môn bài cho hộ kinh doanh cá thể hiện nay là: nộp thuế môn bài qua mạng và nộp thuế môn bài trực tiếp. Tuy nhiên hình thức nộp thuế môn bài qua mạng được sử dụng phổ biến hiện nay.

Tân Thành Thịnh xin hướng dẫn bạn cụ thể 2 cách nộp thuế môn bài ngay dưới đây để bạn có thể lựa chọn cách nộp phù hợp với mô hình kinh doanh của mình nhé.

a) Các bước nộp thuế môn bài trực tiếp

  • Bước 1: Lập tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu đã quy định. Mẫu tờ khai thuế môn bài là 01/MBAI. Sau khi tải mẫu này về bạn điền đầy đủ những thông tin => Trình ký, đóng dấu đầy đủ.
  • Bước 2: Viết giấy nộp tiền thuế môn bài theo quy định.
  • Bước 3: Liên hệ trực tiếp với chi cục thuế quản lý doanh nghiệp để nộp tờ khai và thuế môn bài theo quy định.

b) Các bước nộp thuế môn bài qua mạng

  • Bước 1: Cắm chữ ký số công ty vào máy tính và truy cập trang web www.thuedientu.gdt.gov.vn.
  • Bước 2: Bạn đăng nhập tài khoản nộp thuế điện tử đã được cấp sau khi đăng ký nộp thuế điện tử của hộ kinh doanh.
  • Bước 3: Chọn chức năng nộp thuế và chọn ngân hàng muốn nộp.
  • Bước 4: Lập giấy nộp tiền theo các quy định của chi cục thuế.
  • Bước 5: Ký điện tử và nộp giấy nộp tiền.
  • Sau khi nộp xong bạn có thể tra cứu lại bằng cách: Chọn danh mục nộp thuế => Tra cứu giấy nộp tiền => Nhập ngày lập GNT => Bấm Tra cứu và tải giấy nộp tiền về để xem.

3. Nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty?

Nên đăng ký hộ kinh doanh hay thành lập công ty là câu hỏi nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người đang muốn khởi nghiệp, đang tạo dựng sự nghiệp với những ý tưởng, kế hoạch kinh doanh của mình.


Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, để có sự lựa chọn phù hợp bạn cần tìm hiểu chi tiết về từng ưu và nhược điểm của mỗi mô hình để từ đó tự tin lựa chọn. Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết bạn nhé.

3.1 Đăng ký mô hình hô kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể hình thức kinh doanh nhỏ lẻ được sở hữu và điều hành bởi một cá nhân hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ, cùng nhau quản lý, phát triển mô hình kinh doanh và cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

a) Ưu điểm:

  • Không ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn trong khả năng của mình
  • Quy mô nhỏ, gọn, tự vận hành theo bản thân.
  • Thủ tục thực hiện thành lập không quá phức tạp.
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản

b) Nhược điểm:

  • Không có khả năng huy động vốn, hộ kinh doanh chỉ có thể tự xoay vốn hoặc vay của các cá nhân, tổ chức khác. Đồng thời cũng không thể rút vốn và chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.
  • Không có tư cách pháp nhân
  • Phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh…
  • Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Mỗi cá nhân, nhóm cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh
  • Không xuất hóa đơn cho khách hàng hoặc hóa đơn trực tiếp chứ không phải hóa đơn VAT.
  • Số lượng lao động giới hạn, trên 10 thành viên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

3.2. Đăng ký thành lập công ty

Hiện nay có bốn mô hình doanh nghiệp phổ biến được nhà nước thừa nhận và bảo vệ là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty tnhh, công ty cổ phần. Tùy vào số lượng thành viên, tiềm lực nguồn vốn, quy mô…. mà lựa chọn loại hình phù hợp.

Khi đăng ký thành lập công ty sẽ có những ưu và nhược điểm sau:

a) Ưu điểm:

  • Có tư cách pháp nhân rõ ràng
  • Khả năng huy động vốn khá cao bằng nhiều hình thức khác nhau tùy vào từng loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Có thể mở rộng kinh doanh với quy mô lớn, có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau bằng cách lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hay lập địa điểm kinh doanh
  • Khả năng cạnh tranh của công ty sẽ cao hơn bởi chính uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp.

b) Nhược điểm:

  • Thủ tục thành lập công ty tương đối phức tạp.
  • Việc quản lý và điều hành tương đối phức tạp bởi số lượng thành viên đông, quy mô công ty lớn
  • Hồ sơ, sổ sách, chứng từ phức tạp hơn hộ kinh doanh cá thể.

Như vậy để giải đáp cho câu hỏi nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty còn tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh của bạn, tiềm lực vốn, chiến lược phát triển sau này của bạn. Tùy vào mỗi nhu cầu mà lựa chọn loại hình kinh dooanh phù hợp.

Nếu trường hợp bạn là người mới bắt đầu kinh doanh, số vốn còn ít và kinh nghiệm chưa nhiều thì có thể bắt đầu với việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể để vận hành và xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình. Sau đó bạn có thể đăng ký chuyển đổi mô hình thành công ty.

4. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Nhằm giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, giải quyết hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh nhanh chóng, Tân Thành Thịnh là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể với hồ sơ, thủ tục hợp lệ, đăng ký đảm bảo thành công và có thể đi vào hoạt động nhanh chóng.


Với hơn 17 năm hoạt động và phát triển trong ngành tư vấn doanh nghiệp, kế toán – thuế. Công ty Tân Thành Thịnh tự hào khi được đồng hành hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp giảm thiểu mọi rủi ro, an tâm hoạt động kinh doanh.

Đến với Tân Thành Thịnh bạn không còn lo lắng về các vấn đề hồ sơ, chứng từ, các thủ tục pháp lý…. trong việc đăng ký hộ kinh doanh. Mọi vấn đề sẽ được chúng tôi đồng hành và hỗ trợ bạn một cách chính xác, đúng quy định pháp luật và với thời gian nhanh nhất.

Ngoài dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh thì Tân Thành Thịnh còn cung cấp các gói dịch vụ kế toán, thuế, thành lập doanh nghiệp, tư vấn doanh nghiệp….. Chúng tôi luôn mang đến những giải pháp trọn gói để đồng hành và giúp đỡ khách hàng, giúp bạn hoàn toàn an tâm và tập trung phát triển kinh doanh.

>> Các bạn xem thêm giấy phép kinh doanh spa

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN